Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ đúng cách không phải ai cũng biết. Các mẹ nên trang bị kiến thức này để xử lý kịp thời giúp bé lớn lên được khỏe mạnh.
Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Nguyên nhân nôn trớ là gì?
– Nôn trớ sinh lý: nôn trớ thường hay gặp ở trẻ sau sinh. Nguyên nhân khi dạ dày trẻ còn nhỏ lại nằm ngang vì thế rất dễ trớ. Tuy nhiên, khi được từ 7 tới 8 tuổi hiện tượng trớ sinh lý sẽ không còn. Về mức độ nguy hiểm: nôn trớ sinh lý không cần cân thiệp sẽ tự khỏi vì thế các mẹ không cần quá lo lắng nhưng cần thực hiện các biện pháp để giảm đối đa hiện tượng này. Bên cạnh đó, nôn trớ có thể do nguyên nhân khách quan là do tư thế bú không đúng cách, ăn dặm không đúng cách.
– Nôn trớ bệnh lý: nôn trớ bệnh lý thường đi kèm với các dấu hiệu như sốt, co giật, bụng trướng, ho, phát ban. Nôn trớ bệnh lý thường liên quan tới các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm màng não, nhiễm khuẩn, rối loạn vận động dạ dày, thực quản.
Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Dù nguyên nhân nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý thì cũng cần thực hiện theo các hướng dẫn xử lý nôn trớ dưới đây. Để rõ hơn vấn đề này dưới đây là các bước hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Khi trẻ bị nôn trớ trước tiên các bậc phụ huynh không nên quát mắng khiến bé hoảng loạn. Điều quan trọng nhất, bước đầu tiên đó là cần bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất ở cơ thể. Cách đơn giản là bổ sung nước lọc, uống nước oserol, nước quả.
Bước 2: Theo dõi trẻ, nếu tiếp tục trớ thì cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ đơn giản bước tiếp theo đó là cho bé uống luôn phiên 50ml nước lọc/50ml nước oserol sau mỗi giờ.
Bước 3: Sau từ 12h bé không còn nôn trớ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Hãy bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn sữa chua và tuyệt đối tránh đồ uống lạnh.
Bước 4: Cho bé đi ngủ nghỉ ngơi, tránh đùa nghịch để hạn chế thức ăn trào ngược ra ngoài.
Một số biện pháp hạn chế nôn trớ
Nôn trớ lặp lại liên tục thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cân nặng, chiều cao của bé. Dưới đây là các biện pháp khắc phục nôn trớ mà ít người biết.
- Không nên ép bé ăn quá nhiều, nên chia nhỏ bữa ăn.
- Không nên cho bé bú quá lâu (không quá 30 phút) và cho trẻ bú đúng tư thế để tránh bị ọc sữa.
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Phải biết và tuân thủ theo các nguyên tắc ăn dặm như từ lỏng tới đặc, từ mịn tới thô.
Trên đây là cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ mà các mẹ nên biết. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp ích và bổ sung thêm vào việc chăm sóc con nhỏ tốt nhất, đảm bảo sức khỏe, sự phát triển toàn diện cho các bé. Đọc thêm: Cách cho trẻ uống sữa theo từng lứa tuổi khoa học nhất & Mẹo hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc.
Bài viết liên quan
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo chọn dưa lê ngon, an toàn nhất mà bạn nên biết
- Cách cầm máu vết thương nhanh chóng và hiệu quả cực dễ
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
Bình luận