Hầu hết trẻ nhỏ đều từng bị chảy máu cam. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối lo lắng không biết xử lý như thế nào khi trẻ gặp hiện tượng này. Vậy cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam kịp thời đúng cách ra sao để đảm bảo an toàn cho bé và tránh việc khiến trẻ lo lắng sợ hãi.
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam là gì có nguy hiểm không?
Chảy máu cam là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó có cả người lớn trưởng thành. Về nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều như:
– Do mắc viêm mũi cấp hoặc mãn tính hoặc mắc một số bệnh toàn thân như cúm, sốt xuất huyết, sốt rét cũng có thể kèm theo triệu chứng này.
– Bên cạnh đó, có thể do dị vật lọt vào mũi, ngoáy mũi không đúng cách hay cấu trúc bất thường ở hốc mũi cũng có thể trở thành nguyên nhân chủ quan dẫn tới chảy máu cam.
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ gặp hiện tượng chảy máu cam. Thay vào đó, trước tiên cần bình tĩnh và biết được phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam. Việc thực hiện đúng các bước, đúng thao tác sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hướng dẫn các bước xử lý đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam
Bước 1: Hướng dẫn xử lý trẻ bị chảy máu cam bước đầu tiên các bậc phụ huynh cần lau sạch máu ở hai bên mũi. Sau đó, cho trẻ hơi cúi người về phía đằng trước để có thể xác định chính xác bên chảy máu là bên nào. (chảy máu cam một bên hay cả hai bên)
Bước 2: Bước hai, để giúp máu ngừng chảy thao tác rất đơn giản đó là các bậc phụ huynh dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn (trong trường hợp chảy máu cam một bên) và dùng cả hai ngón tay trỏ bịt mũi (trong trường hợp chảy máu cam cả hai bên). Lúc này để bé thở bằng miệng và giữ tay trong vòng khoảng 5 tới 7 phút.
Bước 3: Với cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam đơn giản ở bước 2 sẽ giúp máu ngưng chảy. Sau đó, cha mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
Lưu ý khi xử lý trẻ bị chảy máu cam
- Trong quá trình sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam để tránh để trẻ hoảng loạn cần động viên an ủi.
- Tránh xử lý các bước không đúng cách mà nhiều người rất dễ mắc phải như: để trẻ ngửa mặt lên trời. Điều này có thể khiến trẻ dễ nuốt máu vào trong bụng hoặc chảy xuống họng. Trong trường hợp máu xuống lưỡi cần đặt trẻ nằm nghiêng và yêu cầu trẻ dùng lưỡi đẩy ra.
- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khi xuất hiện các hiện tượng bất thường như: máu tiếp tục chảy không ngừng, trẻ bị hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, nôn trớ, sốt cao hay liên tục gặp hiện tượng chảy máu cam.
Như vậy các bậc phụ huynh đã biết được cách xử lý trẻ bị chảy máu cam đúng cách, an toàn. Các chuyên gia y tế khuyên rằng không nên chủ quan khi gặp hiện tượng này thay vào đó cần thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể điều trị hiệu quả.
Một vài mẹo sức khỏe khác khi chăm sóc bé yêu bạn có thể tham khảo: Mẹo hay giúp bé ăn nhiều trái cây và rau củ cực hay & Mẹo giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả và an toàn.
Bên cạnh những cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam đơn giản trên đây, các bạn cũng cần chủ động phòng ngừa hiệu quả chảy máu cam cho bé bằng các cách đơn giản như dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé, tránh để trẻ ngoáy mũi nhiều lần, điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu.
Bài viết liên quan
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo chọn dưa lê ngon, an toàn nhất mà bạn nên biết
- Cách cầm máu vết thương nhanh chóng và hiệu quả cực dễ
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
Bình luận