Bé bị đổ mồ hôi trộm, nhất là những lúc bé ngủ, đầu tóc thường ướt sũng mặc dù mặc đồ thông thoáng và nhiệt độ phòng đã khá mát mẻ. Các mẹ thì ngủ không ngon vì sợ con ra quá nhiều mồ hôi sẽ ngấm vào người và bị ốm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm khiến bé ngủ không ngon giấc? Hãy cùng meovat9.com tìm hiểu xem nguyên nhân bé ra mồ hôi trộm và cách xử lý như thế nào qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nguyên nhân và cách điều trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
Phân biệt mồ hôi trộm và mồ hôi tiết ra một cách bình thường?
– Công việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó là phân biệt đâu là mồ hôi trộm và đâu là mồ hôi tiết ra một cách bình thường. Cách phân biệt đơn giản sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân biệt các loại mồ hôi cho trẻ một cách chính xác nhé.
- Mồ hôi trộm: Nếu bé bị mồ hôi trộm thường được tiết ra vào những lúc bé ngủ, mồ hôi trộm thường có trên đầu, có nhiều bé có cả ở lưng và người. Nhưng thông thường mồ hôi trộm thường tiết ra ở trên đầu, lúc bé ngủ hoặc bé tập trung làm việc gì đó.
- Mồ hôi bình thường: Mồ hôi được coi là bình thường khi bé chơi đùa, hoạt động mạnh hoặc mặc quá nhiều quần áo, thời tiết nóng nực thì đó được coi là bình thường. Mồ hôi tiết ra đi kèm với hiện tượng bé thấy nóng nực khó chịu.
Nguyên nhân mồ hôi trộm ở trẻ
– Thông thường với những em bé mới sinh hiện tượng ra mồ hôi trộm chứng tỏ bé bị thiếu vitamin D do không được tắm nắng thường xuyên hoặc trong sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng (canxi, vitamin D, kẽm….) Vì vậy khi bé mới sinh cha mẹ nên cho con tắm nắng hàng ngày để bé được cung cấp đủ vitamin D phục vụ cho quá trình hấp thụ canxi một cách tối đa nhất.
– Với những em bé lớn hơn chút nữa khoảng 1, 2 tuổi trở lên mà vẫn có hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ cũng chứng tỏ bé bị thiếu canxi và vitamin D, lúc này cha mẹ có thể cung cấp lượng còn thiếu thông qua dinh dưỡng hoặc chế độ bổ sung hợp lý.
Cách điều trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
– Mồ hôi trộm là hiện tượng khá phổ biến với trẻ nhỏ nhưng nếu cha mẹ chưa biết cách quan tâm chăm sóc và khắc phục đúng cách thì mồ hôi trộm sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác như: cảm lạnh, nhiễm lạnh đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản…. Chính vì thế việc điều trị mồ hôi trộm đúng cách cho trẻ là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị, khắc phục mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ như sau:
- Cho bé phơi nắng thường xuyên từ khi sinh ra: Khi sinh ra được 5 ngày cha mẹ có thể cho bé phơi nắng thường xuyên, phơi nắng mỗi ngày 30 phút và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Người mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng: Những chất dinh dưỡng được cung cấp nhiều nhất khi bé mới sinh ra bởi lúc này bé phát triển nhanh nhất trong quá trình phát triển của mình. Chính vì thế bà mẹ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ. Nhất là cung cấp lượng vitamin D và canxi một cách đầy đủ.
- Xử lý kịp thời khi bé bị ra mồ hôi trộm: Nếu bé thường xuyên bị ra mồ hôi trộm lúc ngủ hãy chú ý dùng khăn lau và để phòng thoáng mát, nhiệt độ vừa phải, mặc quần áo dễ chịu cho bé. Khi ra nhiều mồ hôi phải thay áo hoặc dùng khăn thấm, tránh để mồ hôi thấm vào người sẽ gây bị ốm, cảm lạnh…
- Bổ sung vitamin D và canxi theo chu kỳ cho bé: Thông thường những em bé sinh ra 90% là thiếu canxi và vitamin D tùy mức độ nặng nhẹ, vì thế các mẹ chú ý bổ sung kịp thời cho cả mẹ và bé theo giai đoạn để bé phát triển tốt nhất.
Bài liên quan:
- Chăm sóc đôi mắt cho bé luôn khỏe mạnh
- Mẹo chăm sóc da cho bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng
- Cách lấy ráy tai cho bé an toàn nhất
Hi vọng với bài viết nguyên nhân và cách điều trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ trên đây sẽ giúp bạn và gia đình có được những thông tin hữu ích hơn nhé. Từ đó có thể tự mình điều trị và khắc phục tình trạng này cho bé ngay tại nhà nhé.
Bài viết liên quan
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
- Mẹo cắt móng tay an toàn nhất
- Mẹo tránh muỗi đốt vào mùa hè cực hiệu quả
- Tác hại khi trẻ bị thiếu canxi cha mẹ cần phải biết
- Mẹo trị cảm cúm không cần dùng thuốc
- Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Bình luận