Mẹo vặt hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản, meo vat han che nguy co ngo doc hai sanCác món ăn được chế biến từ hải sản với độ tươi ngon, hấp dẫn, lạ miệng luôn khiến chúng ta muốn ăn “chết mê chết mệt”. Nhưng nếu ai đã một lần bị ngộc độc hải sản thì có lẽ sẽ nhớ đời bởi ngộ độc hải sản thường nặng và kéo dài hơn ngộ độc các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy bạn cần nắm vững vài mẹo vặt hạn hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản dưới đây để có thể thưởng thức các món ăn hải sản an toàn và  hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản nhé.

Cách hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản

Xem thêm: Tổng hợp những mẹo tránh ngộ độc hải sản

Không nên ăn hải sản lạ

  • Vì sẽ có một số loại hải sản lạ bạn chưa ăn bao giờ có hàm lượng độc tố rất cao, đó là chưa kể đến nó có thể chứa đựng một số thành phần gây dị ứng với cơ địa của bạn nữa đấy.
  • Hãy ăn một lượng nhỏ khi bạn đã chắc chắn rằng trước bạn đã có nhiều người ăn hải sản này và an toàn tuyệt đối và tăng dần khẩu phần sau khi đã cảm thấy an toàn nhé.

Cẩn thận khi cho bé yêu ăn hải sản

  • Vì cơ thể của trẻ có hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa rất yếu vì thế nguy cơ ngộ độc của bé cũng cao hơn. Tuyệt đối không nên cho bé ăn những hải sản lạ. Đối với những loại hải sản thông thường bạn hay ăn chỉ nên tập cho bé ăn từng ít một rồi tăng lên vì hải sản rất dễ gây dị ứng và cơ địa mỗi người là khác nhau.
  • Một số loại hải sản lành tính mà bé có thể ăn hàng ngày như: Sò lụa, cua, ghẹ, cá dìa, cá thu,.. nhưng bạn hãy ăn thử trước khi cho bé ăn nhé, đôi khi cá loại hải sản lành tính này lại ăn phải thức ăn có độc ở biển thì cũng thật nguy hiểm.

Cách hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản, cach han che nguy co ngo doc hai san

Tránh xa các loại hải sản bạn dị ứng

Nên lưu ý bạn thường dị ứng với loại hải sản nào và kiên quyết tránh xa nó. Cơ thể mỗi người sẽ có phản ứng với các thành phần khác nhau, chính vì thế khi bạn ăn phải loại hải sản nào mà cảm thấy có triệu chứng dị ứng như đỏ mặt, đau đầu, nổi mẩn ngứa, cảm giác buồn nôn hãy dừng ăn ngay và kiên quyết tránh xa nó nhé.

Tránh xa các loại hải sản không tươi

  • Sau khi chết mà không được bảo quản đúng cách hải sản rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập biến nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng thành nguồn thức ăn gây bệnh cho cơ thể.
  • Tốt nhất nên ăn hải sản tươi hoặc hải sản tươi để đông lạnh đúng cách được bảo quản trong thời gian cho phép.

Hạn chế ăn hải sản chưa được nấu chín

Những món gỏi hải sản, hải sản ăn kết hợp mù tạt luôn có sức hút đặc biệt đối với chúng ta nhưng hãy hạn chế nhé bởi nó rất dễ gây ngộ độc thực phẩm và là nguồn gây bệnh nguy hiểm đặc biệt nếu được chế biến từ hải sản không tươi được ướp qua hóa chất. Chính vì thế nên ăn chín uống sôi là đảm bảo nhất đấy.

Nói không với hải sản chứa độc tố

Có những loại hải sản luôn tiềm ẩn trong nó những độc tố nguy hiểm, điển hình như cá nóc, dù bạn có nấu chín, có ăn cá tươi, có chế biến kỹ càng thì độc tố vẫn còn trong đó.

Cẩn thận khi ăn hải sản với đồ khác

  • Ăn hải sản và uống bia cùng một lúc sẽ là tác nhân dẫn đến nguy cơ khiến bạn bị bệnh gút.
  • Ăn hải sản kết hợp trái cây và thức ăn giàu vitamin C rất dễ gây ngộ độc dù trong hải sản không chứa thành phần độc tố;
  • Phu nữ có thai và đang cho con bú nên ăn hải sản với một liều lượng vừa phải, không được quá 400g mỗi tuần bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe em bé mới chào đời.

Một số bài viết về nội trợ, ăn uống nên tham khảo để sức khỏe được bảo vệ một cách tốt nhất:

Mùa hè là khoảng thời gian thú vị để bạn có những phút giây thảnh thơi vui đùa cùng sóng biển và thưởng thức những món ăn hải sản hấp dẫn nhưng hãy “thủ” sẵn những mẹo vặt hạn chế nguy cơ ngộ độc hải sản ở trên đây để ăn hải sản thật an toàn và đảm bảo sức khỏe nhé.

Loading...

Bài viết liên quan

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -