Một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên hay được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên ẩn trong các loại thực phẩm này là những chất độc hại gây nguy hiểm cho cơ thể người. Dưới đây là các mẹo loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm giúp cả gia đình bạn có được bữa ăn ngon miệng mà an toàn thực phẩm, tránh bị ngộ độc thực phẩm do sự sơ xuất của người nội trợ nhé.
Cách loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm
Cách chế biến loại bỏ chất độc trong măng
- Trên cả 3 loại măng là măng trắng (lấy từ củ măng), măng trắng đã ngâm nước (măng đã ra nước và có vị hơi chua) và măng vàng (đã luộc và ngâm nước) thì hàm lượng xyanua rất cao, đây là chất độc có thể gây ra chết người , với 1 hàm lượng nhỏ giết người chỉ trong 1 phút. Độc chất này có nhiều trong măng và sẽ bay hơi dần trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm măng chua, chất xyanua có trong loại măng này sẽ kết hợp một số enzyme hoặc một số chất trong ruột người và có khả năng gây ngộ độc cao.
- Cách phòng độc:Không nên chọn măng đã ngâm nước quá lâu sẽ bị rất chua. Khi mua măng về nên ngâm nước luôn trong nhiều giờ. Trước khi nấu cũng phải luộc qua với nước có cho chút muối từ 1 đến 2 lần nhằm giảm hàm lượng xyanua đến mức tối đa.
Độc chất trong sắn
- Sắn cũng có nhiều độc chất xyanua có trong cả vỏ và thịt sắn, tuy nhiên phần vỏ có nhiều xyanua hơn. Khi luộc dù lột vỏ thì phần thịt của củ sắn vẫn còn chất độc này. Khi luộc với số lượng lớn thì chất độc sẽ tạo lên một lớp váng trên mặt nước. Ăn phải lớp váng này, người ăn sẽ bị ngộ độc ngay.
- Cách phòng độc:Lột vỏ và rửa ngâm sắn nhiều giờ trong nước lạnh. Khi luộc nhớ mở nắp vung cho chất xyanua bay đi thì độc chất sẽ giảm đi nhiều.
Độc chất trong khoai tây
- Khoai tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi khoai tây đào lên khỏi mặt đất lâu ngày tiếp xúc với nhiều yếu tố trong môi trường như ánh nắng mặt trời thì những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc những củ khoai có vỏ chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất gây độc có sẵn trong khoai tây solanin sẽ tăng đáng kể. Khi ăn phải khoai tây lúc này sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…
- Cách phòng độc: Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vỏ xanh hoặc đã được đào lên khá lâu.
Cách loại bỏ độc trong lạc
- Lạc tươi nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường nóng ẩm sẽ khiến lạc nhanh bị mốc. Nấm mốc ký sinh trên lạc thường rất độc hại, những người cơ địa không tốt ăn vào rất dễ ngộ độc.
- Cách phòng độc: Bảo quản lạc nơi thoáng mát, lạc tươi còn hơi ẩm nên phơi khô dưới ăn nắng mặt trời cho khô rồi mới bảo quản trong nhà. Thường xuyên kiểm tra lạc để loại bỏ các hạt mốc. Không nên ăn những hạt có biểu hiện bị mốc, thâm đen hoặc có bề ngoài bất thường.
Đừng khiến các chất độc hại có trong các loại thực phẩm trên ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy biết cách bảo vệ chính mình bằng việc thực hiện các mẹo loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm ở trên đây nhé. Chúc gia đình bạn luôn có bữa cơm ngon lành và đảm bảo an toàn.
Bài viết liên quan
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Mẹo làm sữa chua nha đam ngon, đảm bảo thành công
- Cách làm sữa chua ngon chuẩn nhất cực dễ tại nhà
- Mẹo bóc bưởi nhanh và đẹp mắt nhất cực đơn giản
- Những món ăn từ quả mướp siêu ngon và dễ nấu
- Mách bạn cách chọn ghẹ ngon, chắc thịt chuẩn nhất
- Gợi ý những mâm cơm hấp dẫn cho gia đình khỏi lo nghĩ món
- Những món thạch ngon, mát bổ cho ngày hè nóng bức
- Bí quyết nấu canh cua ngon ngọt, thanh mát cho mùa hè
- Những món canh ngon, mát bổ cho mùa hè nóng nực
Bình luận