Đôi khi chỉ cần một chút sơ ý, bất cẩn có thể khiến trẻ bị bỏng nước canh hay nước sôi pha sữa. Vậy cách xử lý khi trẻ bị bỏng đúng cách thế nào? Dưới đây là các bước hướng dẫn sơ cứu trẻ khi bị bỏng một cách chi tiết nhất mà mẹ nào cũng nên biết.
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng
Các bước xử lý đúng cách khi trẻ bị bỏng
Rất nhiều mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa ăn tối cho cả nhà bát canh ở trên bàn và trẻ vô tình làm đổ. Hay đang để cốc nước sôi pha sữa vô tình bé chạm vào cũng có thể khiến trẻ bị bỏng. Vậy trong những trường hợp này cần sơ cứu trẻ khi bị bỏng như thế nào kịp thời, đúng cách để giảm đau rát cho bé, tránh khiến trẻ khóc, hoảng loạn sợ hãi.
Bước 1: Bước hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị bỏng đầu tiên và quan trọng nhất đó là làm nguội vết thương bằng nước lạnh sạch. Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị bỏng phải ngay lập tức thực hiện thao tác này. Nó sẽ có vai trò chặn đứng tác hại của nhiệt, giảm nhiệt, giảm đau, giảm mức độ thương tổn và chống phù nề.
– Lưu ý có thể dội nước mát lạnh lên vết thương nhiều lần hoặc ngâm trực tiếp trong thời gian từ 5 tới 10 phút.
Bước 2: Tiếp tục làm mát vết bỏng bằng cách sử dụng khăn thấm nước mát lên vết thương. Lưu ý phải sử dụng khăn sạch để tránh gây viêm nhiễm đồng thời nên thay khăn liên tục. Khi trẻ kêu đau, khóc cần trấn an bé và có thể cho trẻ uống paracetamol để giảm đau.
Bước 3: Với những trường hợp bị bỏng nặng cần băng gạc và đưa tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp xử lý kịp thời.
Một số lưu ý khi xử lý vết bỏng ở trẻ
– Với trẻ có vết bỏng nhẹ không đáng lo ngại sau khi thực hiện cách xử lý khi trẻ bị bỏng ở các bước kể trên có thể tự chăm sóc vết bỏng cho bé tại nhà. Cụ thể bỏng cấp độ 1 có thể bôi gel hay lấy lá lô hội cắt thành từng đoạn để rồi bôi nhựa lên vết thương.
– Bỏng cấp độ 2, 3 việc xử lý điều trị sẽ phức tạp hơn và phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
– Lưu ý khi chưa sơ cứu vết bỏng các mẹ không nên bôi trứng gà hay kem đánh răng. Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người hay áp dụng khi xử lý vết bỏng. Thay vào đó sử dụng nước lạnh là bước cần thiết đầu tiên phải thực hiện trước.
– Đồng thời, khi áp dụng bất cứ cứ cách trị bỏng nào cần cân nhắc thật kỹ. Bởi việc xử lý và chăm sóc vết bỏng không đúng cách có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn hoặc để lại sẹo.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm: Mẹo dạy trẻ tập đi đúng cách và hiệu quả nhất & Mẹo dạy con văn hóa ứng xử cha mẹ cần biết.
Như vậy các bậc phụ huynh đã biết được phải làm gì khi trẻ bị bỏng? Bỏng ở cấp độ nhẹ không đáng lo ngại nhưng nếu ở mức độ nặng thậm chí có thể gây tử vong. Khi nắm rõ những cách xử lý khi trẻ bị bỏng đơn giản và an toàn, người lớn nên cẩn thận hơn để tránh để trẻ bị bỏng đồng thời phải biết được cách xử lý khi trẻ bị bỏng đúng cách, an toàn.
Bài viết liên quan
- Mẹo chọn dưa bở thơm ngon, ngọt mát chuẩn nhất
- Những cách làm đẹp toàn diện với sữa chua cực hiệu quả
- Mẹo nhỏ giúp ngủ sâu giấc cho mọi người vào mùa hè
- Tác hại không tưởng của mì tôm mà bạn nên biết
- Mẹo phân biệt mận Việt Nam và mận Trung Quốc chính xác nhất
- Cách phân biệt đào Việt Nam và đào Trung Quốc mẹ nên biết
- Mẹo chọn Dứa ngon chuẩn nhất không chua không hóa chất
- Mẹo chọn dưa lê ngon, an toàn nhất mà bạn nên biết
- Cách cầm máu vết thương nhanh chóng và hiệu quả cực dễ
- Mẹo trị đầy bụng chỉ trong giây lát cực đơn giản
Bình luận