Với trẻ sơ sinh những bài thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu bởi trẻ còn quá nhỏ để sử dụng kháng sinh. Làn da của bé sơ sinh còn non nớt và mỏng, chính vì vậy giai đoạn đầu khi mới bắt đầu môi trường sống mới. Chính vì vậy bé bị hăm là vấn đề luôn làm các mẹ phải đau đầu và lo lắng. Khi bị hăm bé khó chịu, đau rát nên quấy khóc, khó chịu. Các mẹ hãy tham khảo mẹo chữa hăm cho bé sơ sinh nhanh và an toàn để có hiệu quả nhất nhé. Những nguyên liệu dễ kiếm và tự nhiên sẽ làm mẹ an tâm hơn đấy.

Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Chữa hăm cho bé bằng lá khế

Mẹo chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế như thế nào? Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng. Lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy dùng lá khế chữa hăm cho bé rất hiệu quả và an toàn các mẹ nhé.

Mẹo trị hăm cho bé hiệu quả bằng lá khế
Chữa hăm cho bé bằng lá khế

Cách làm: Lấy một  nắm  lá khế rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút cho hết bụi bẩn. Cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối rồi cho khoảng 1 lít nước vào khuấy đều lên. Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Bạn nhớ là dụng cụ làm phải đều được khử trùng sạch sẽ.

Cách dùng: Cho vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. Cho phần mông, phần bẹn bị hăm của bé vào rửa nhẹ nhàng, bạn nhớ xoa nhẹ nhàng để bé khỏi bị đau vùng da bị hăm nhé. Rửa xong rửa lại bằng nước sạch và lau khô cho bé. Một ngày rửa 3 – 4 lần sẽ giảm thiểu vùng da bị hăm trông thấy.

Hoặc bạn có thể giã nhiều lá rồi vắt lấy nước cốt cho vào tủ lạnh, lúc nào dùng thì cho ra pha với nước ấm. Dùng được 1 ngày các bạn nhé. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản phải không?

Chữa hăm cho bé bằng lá trầu không

Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không cực dễ tại nhà. Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.Vậy nên dùng lá trầu không trị hăm cho bé rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy một nắm lá trầu không khoảng 3 – 4 lá to, rửa sạch bằng nước muối loãng. Cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước đun sôi khoảng 5 phút rồi bắc ra. Để nguội.

Hướng dẫn chữa hăm cho bé bằng lá trầu không
Chữa hăm cho bé bằng lá trầu không

Cách dùng: Lấy khăn sạch thấm nước trầu không đã đun để nguội thấm vào vùng da bị hăm của bé khoảng 3 – 4 lần, kiên trì khoảng 3 – 4 ngày là bé sẽ đỡ. Các mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé trong thời gian bị hăm để vùng hăm khỏi lây lan và nặng lên nhé.

Chữa hăm cho bé bằng trà xanh

Bí quyết, mẹo chữa hăm cho bé bằng trà xanh. Trà xanh chứa nhiều vitamin C và các kháng thể tốt cho da vì vậy dùng trà xanh chữa hăm cho bé sẽ yên tâm về độ an toàn nhé. Bạn chỉ cần dùng trà xanh vài ngày, tình trạng hăm của bé sẽ giảm đáng kể.

Cách làm: Dùng một nắm trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước. Đun khoảng 3 lít nước rồi để nguội. Nồi đun trà xanh cũng phải sạch sẽ và dụng cụ rửa cho bé cũng phải sạch.

Mẹo trị hăm cho bé hiệu quả bằng lá trầu không
Bí quyết, mẹo chữa hăm cho bé bằng trà xanh.

Cách dùng: Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé. Bạn có thể rửa 3 – 4 lần 1 ngày để hiệu quả nhanh hơn nhé.

Ngoài ra trong thời gian bé bị hăm các mẹ có thể dùng túi trà được nghiền nhỏ, buổi tối dấu vào tã hoặc bỉm để hút ẩm. Túi trà khô hút ẩm rất nhanh và lành tính vì vậy vùng da tổn thương sẽ sớm được phục hồi.

Một vài lưu ý khi chăm sóc vùng da bị hăm của bé:

Khi bé bị hăm da thường bị ẩm ướt và đau rát. Các mẹ nhớ mặc khô thoáng cho con, mỗi lần bé đi vệ sinh xong cần phải rửa bằng nước sạch, nếu nước tiểu dính vào càng dễ hăm nặng hơn nữa nhé. Chăm chỉ rửa bằng nước lá cho con, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Trị hăm cho bé bằng lá trầu không đơn giản
Trị hăm cho bé bằng lá trầu không đơn giản

Nếu dùng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho con vì có thể sẽ làm hại cho da và sức khỏe của bé. Nếu có hiện tượng nhiễm trùng hoặc hăm không đỡ, cứ nặng lên thì cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ chuyên nhi hoặc da liễu để điều trị cho con kịp thời.

Thời gian bị hăm thường khi trẻ còn nhỏ, đang bú mẹ. Lúc này mẹ nên ăn nhiều đồ mát và ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng trong sữa mẹ. Luôn để ý vùng da hăm của con xem tình trạng như thế nào để có hướng khắc phục kịp thời nhé.

Xem thêm:

Như vậy với mẹo chữa hăm cho bé sơ sinh nhanh và an toàn thì các mẹ đã phần nào yên tâm rồi chứ. Những mẹo trên chỉ áp dụng khi vùng da hăm chưa có hiện tượng nhiễm trùng nhé. Các mẹ cũng không được quá lo lắng mà chạy chữa thuốc nọ chồng thuốc kia nhé. Chúc các mẹ thành công trong việc trị hăm cho bé an toàn và khỏe mạnh. Chúc các con hay ăn chóng lớn!

Loading...

Bài viết liên quan

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Bình luận

Chát 24/24

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ

CHAT VỚI

X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 -